The Americans – sụp đổ từ bên trong (p.5)

Có thể nói season 5 và 6 không hấp dẫn lắm với nhiều nhiệm vụ khá rời rạc, cuộc sống của Philip và Elizabeth trở nên nặng nề hơn khi họ càng ngày càng cảm thấy mệt mỏi hơn vì công việc, nảy sinh nhiều câu hỏi mang tính con người hơn (human being). Chắc chắn là họ không bao giờ phản bội tổ quốc nhưng bỏ cuộc là một lựa chọn được họ nghĩ đến. Dù họ vẫn còn sâu đậm lý tưởng Xô viết nhưng ít nhiều nó đã nhạt nhoà, họ đã quen với cuộc sống Mỹ quá rồi, còn hai đứa con thì Mỹ 100% :). Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay đón chờ họ trở về như những anh hùng nhưng họ cũng biết rằng trở về tổ quốc sau hơn 20 năm xa cách với vô số khác biệt không phải là lựa chọn tốt nhất, nên họ cứ chần chừ.

Hơn 20 năm xa cách khiến không biết thực tế xã hội ở tổ quốc họ giờ như thế nào, nhưng Oleg thì hiểu rất rõ. Oleg đã từ bỏ công việc ở đại sứ quán Liên Xô để về làm việc cho KGB ở trong nước sau cái chết của người em trai ở Afghanistan (sếp của Oleg đã ngạc nhiên khi biết em trai Oleg – con một Bộ trưởng – mà cũng phải qua chiến trường Afghanistan, câu trả lời là “ai cũng phải làm nghĩa vụ của mình”). Ở thời điểm 1985-1987 Liên Xô là một hệ thống tham nhũng trừ mỗi KGB như sếp của Oleg đã nói với anh khi anh mới gia nhập bộ phận mới chống tội phạm tham nhũng. Ngược lại, một tình nghi trong đường dây đầu cơ thực phẩm đã nói thẳng vào mặt Oleg và một đồng nghiệp của anh là cả cái nước này khan hiếm và đầu cơ thực phẩm, KGB ngoài cuộc đơn giản chỉ vì họ không cần phải lo lắng về chuyện cái ăn 😀

Philip đã bỏ cuộc và trở thành một travel agent đúng nghĩa, anh mở rộng business của mình nhưng dường như đấy không phải là thứ Philip có thể làm giỏi như làm một spy. Công việc kinh doanh ngày càng tệ. Elizabeth thì vẫn cứng đầu tiếp tục làm spy, sẵn sàng chết vì lý tưởng, và giết nhiều người hơn.

Stan Beeman, counter-intelligence, FBI

Từ season 6 không khí gia đình nhỏ này càng nặng nề, Philip và Elizabeth không còn trao đổi về công việc và dễ hục hoặc với nhau hơn, hành động một mình khiến Elizabeth gặp nhiều khó khăn hơn, Paige đã thực sự tham gia vào hoạt động spy và Henry thì lớn hơn (và thông minh) để thấy gia đình mình đang rất không ổn. Nếu như phim không kết thúc thì tôi không hiểu quan hệ Elizabeth và Paige sẽ như thế nào khi mà họ dường như chỉ còn nói chuyện với nhau về công việc, công việc xen lẫn vào mọi mối quan hệ, mọi việc làm của Paige.

Ngay khi Paige biết cha mẹ mình là Russian spies, và khi pastor Tim biết họ như vậy thì câu hỏi đầu tiên là họ có làm hại ai không? Họ có giết người không? Xa hơn nữa là sau khi đọc một vài quyển sách về gián điệp thì Paige còn thêm câu hỏi là mẹ của cô có sử dụng sex trong công việc của mình không? Philip và Elizabeth đã nói thật nhiều thứ với Paige, những thứ vô hại, còn họ không bao giờ dám nói thực là họ đã giết vô số người vô tội. Họ cũng không bao giờ dám thừa nhận là họ thường xuyên dùng sex để bẫy con mồi. Chỉ vào những phút cuối cùng của bộ phim, trong một con giận dữ vì bị dồn vào ngõ cụt, dù vừa mới thề (swear) xong nhưng Elizabeth đã hét lên rằng sex thì sao? sex thì có cái khỉ gì phải để ý? tổ quốc trên hết 🙂

Thực tế thì dần dần Paige cũng được mở mắt ra, rằng lý tưởng mà cha mẹ cô theo đuổi có thể là cao đẹp nhưng những việc họ phải làm thì rất khác. Sẽ không có gì có thể bào chữa được về mặt đạo đức. Nói cho cùng KGB, hay CIA hay bất cứ một tổ chức gián điệp nào (có cả điệp viên VN trong phim, Tuấn là một kẻ máu lạnh trẻ tuổi) thì cũng đều là những kẻ máu lạnh sẵn sàng làm mọi việc nhân danh vì tổ quốc 😀

Philip thức tỉnh khá sớm so với Elizabeth, anh vốn thông minh và học giỏi nhất trường cơ mà. Philip càng ngày càng trở nên cảm thấy tội lỗi khi phải giết những người vô tội, đặt nhiều câu hỏi hơn về tính đúng đắn của các nhiệm vụ từ cấp trên. Anh vẫn đặt tổ quốc trên hết nhưng nhận ra rằng điều đó không đồng nghĩa với việc làm bất cứ việc gì được yêu cầu, bất kể đúng sai. Elizabeth có vẻ hơi mù quáng và chỉ nhận ra điều đó ở những giờ phút cuối cùng khi cô biết rằng một nhiệm vụ của cô không đúng như những gì cấp trên nói, rằng hành động của cô sẽ bị lợi dụng cho mục đích khác, rằng tổ chức của cô không còn là một tập thể thống nhất, có đúng là “chiến đấu vì tổ quốc” giờ là một câu hỏi 😀

Cuối cùng không thể không nhắc tới Stan Beeman, một FBI agent có tài và luôn hết lòng vì công việc, một người Mỹ yêu nước không thể bàn cãi, và vẫn là một con người (chứ không phải như những điệp viên máu lạnh). Chính là Stan xuyên suốt cả bộ phim đã kiên trì kết nối mọi mắt xích lại (connect the dots) để bàng hoàng nhận ra những người hàng xóm của mình thực sự là ai và nguy hiểm như thế nào. Stan không thể bắt những người đã từng là hàng xóm tốt của mình và đành để họ đi. Cũng là Stan trên tinh thần fair play đã cứu Oleg khỏi bản án phản bội tổ quốc dù có thể đánh đổi bằng mất việc, thậm chí ra toà. Trên khía cạnh human being, Stan đại diện cho nước Mỹ đã thắng 1-0 với Liên Xô đại diện bởi KGB agents 😀

Stan and Reene (Is she a KGB agent too? No one know)

Kết thúc phim (thời điểm 1987) cũng không biết có phải là happy ending hay không, dường như không happy lắm:

Philip và Elizabeth đã chạy thoát về Liên Xô, chào đón họ là Arkady – trùm KGB ở đại sứ quán Liên Xô tại Mỹ và hiện là một nhân vật KGB cao cấp. Tuy nhiên với việc cả ba người này đã tham gia chống lại âm mưu của một nhóm KGB khác và quân đội nhắm vào Gorbachev tại một cuộc họp Xô-Mỹ về giải trừ vũ khí thì có thể đoán rằng họ sẽ không an toàn. Họ có thể sẽ dành phần đời còn lại trong nhà tù của tổ quốc họ 🙂

Henry bị “bỏ rơi” ở Mỹ vì Philip và Elizabeth quyết định là đấy là lựa chọn tốt nhất cho cậu bé. Con của một cặp điệp viên KGB khét tiếng, bơ vơ một mình, Henry sẽ bắt đầu cuộc đời tự lập của mình thế nào? Không ai biết, một may mắn duy nhất là vẫn còn Stan – một người bạn tốt của Henry – một người thực sự quý Henry và biết cậu bé hoàn toàn không liên quan gì về cuộc đời gián điệp của cha mẹ mình.

Paige vào phút cuối cũng trốn ở lại Mỹ, còn thiếu kinh nghiệm, không ai nương tựa và đã hoạt động gián điệp nên nhiều khả năng sẽ sa lưới FBI.

Oleg sẽ dành phần đời còn lại của mình trong nhà tù của Mỹ, bỏ lại vợ con để liều lĩnh quay lại Mỹ vì một nhiệm vụ tình nguyện và anh chấp nhận mất hết nếu thất bại. Gia đình Oleg là một bi kịch, dù là một Bộ trưởng nhưng bố anh đã mất một đứa con trong cuộc chiến vô nghĩa ở Afghanistan và nay mất nốt đứa con còn lại trong một nỗ lực ngăn chặn tình trạng chạy đua vũ trang.

Claudia đại diện cho nhóm KGB của những cựu binh còn sống sót từ thời WW2 và họ sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ nhà nước Xô viết vĩ đại. Cuộc chơi của họ sẽ chỉ dừng lại sau thất bại của cuộc đảo chính năm 1991.

The Americans – nguy hiểm từ bên trong (p.4)

Paige đã quyết định đòi phải biết sự thật về cha mẹ cô, và cô ấy đã biết được một phần sự thật về gia đình mình. Ngay cả Gabriel – handler hiện tại của Philip và Elizabeth – cũng cho rằng đấy là một động thái phải làm, có lẽ họ ám chỉ việc để Paige dần làm quen với sự thật là bước chuẩn bị để gia nhập KGB. Sau thảm kịch do Jared gây ra KGB vẫn không từ bỏ ý định đào tạo con của các agent trở thành thế hệ agent thứ hai ở Mỹ, tất nhiên là người cộng sản dễ gì từ bỏ 🙂

Tuy vậy thực tế cho Paige biết sự thật càng ngày càng gây ra thêm nhiều rắc rối. Dù yêu cầu đầu tiên là không được tiết lộ với bất kỳ ai và biết sự thật nghĩa là phải chịu trách nhiệm nhưng Paige tỏ ra không kiểm soát được mình khi thường xuyên chất vấn về công việc của cha mẹ và về gia đình. Chuyến đi tới Tây Đức để Elizabeth gặp lại mẹ lần cuối và Paige có cơ hội gặp bà của mình cũng không giúp mọi chuyện khá hơn. Paige đơn giản là vẫn không tin cha mẹ mình, và hoàn toàn không hiểu tại sao họ lại làm agent.

Lo ngại của Philip và Elizabeth khi Paige tham gia sinh hoạt ở một nhà thờ và sau đó còn cải đạo theo Tin lành là hoàn toàn hợp lý, tiếc rằng họ đã không thể ngăn chặn được việc đó, cũng như đã phải tiết lộ sự thật. Tôi cho rằng đây là hai nước đi sai lầm nhất, và họ có thể bị hạ gục bởi lý do này thay vì bị FBI hay CIA gài bẫy.

Chuyện gì phải đến cuối cùng đã đến, Paige đã tiết lộ cha mẹ mình là người Nga cho pastor Tim. Paige đơn giản là đã không giữ lời hứa giữ bí mật và sẽ không chỉ chừng đó thông tin bị tiết lộ. Paige là một teenager và mất lòng tin vào gia đình mình, thiếu kinh nghiệm sống (tất nhiên rồi), tin tưởng hoàn toàn pastor Tim thì làm sao mà giữ nổi bí mật gì.

The Americans – nghề nguy hiểm (p.3)

Tôi đã xem tới season 3, Philip mới nhận được một tin buồn từ cấp trên rằng Irina mới bị bắt một tháng trước đó ở Brazil và sẽ được đưa về Liên Xô để xét xử. Irina không phản bội tổ quốc mà chỉ đơn giản là cô ấy thấy đã cống hiến đủ rồi và muốn trốn chạy để sống một cuộc sống mới. Nhưng đấy cũng là một tội và dù có chạy qua Brazil thì vẫn không thoát. Cậu con trai của họ nay đã 20 tuổi và đang trong quân đội là có thật, đúng như Irina đã nói khi họ gặp nhau ở NYC hai năm trước, lần đầu sau 20 năm xa cách, và giờ thì chắc chắn đó cũng là lần cuối.

Ngoài công việc thì giờ Philip và Elizabeth cũng có những rắc rối nhỏ với Paige, cô con gái 14 tuổi của họ. Cô bé này do vô tình quen một cô bạn rồi đã tham gia sinh hoạt ở một nhà thờ, thậm chí cuối cùng đã quyết định trở thành một tín đồ Tin lành. Paige là một teenager Mỹ và muốn tự do, muốn chứng tỏ bản thân, và thực ra cũng chưa có làm việc gì không đúng nhưng với những người cộng sản như cha mẹ cô bé thì đấy là một cú sốc.

Một rắc rối lớn với Paige mà họ không muốn nhưng cũng không có lựa chọn nào khác là KGB đã chọn Paige (cũng như những đứa con của các điệp viên khác) để đào tạo thành thế hệ điệp viên thứ 2 ở Mỹ. Câu chuyện Jared đã lén làm việc cho KGB mà chính cha mẹ cậu (một cặp vợ chồng điệp viên khác) không biết, rồi trong một phút nóng giận đã bắn chết cả cha mẹ và em gái mình là một thảm kịch kinh hoàng mà Philip và Elizabeth cùng những đồng đội KGB khác của họ đã không bao giờ tưởng tượng ra.

Họ cũng được yêu cầu thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm hơn và có lần cũng suýt mất mạng khi gặp các đối thủ không phải hạng vừa. Dù chậm nhưng theo thời gian và xâu chuỗi các vụ việc FBI cũng từ từ nhận dạng được kẻ thù của họ, lưới được giăng ra và ngày càng thu hẹp lại. FBI cũng suýt nữa bắt được một con cá to và Elizabeth cũng thêm một lần chết hụt. CIA cũng muốn giăng một cái lưới của họ.

Họ cảm thấy mệt mỏi hơn trước, có nhiều rắc rối đời thường hơn, nhiều đồng đội của họ gục ngã hơn, và họ cũng đã cảm thấy rõ hơn nhiều mối nguy hiểm đang rình rập. Không có gì là ngạc nhiên nếu một ngày nào đó một người rời nhà để thực hiện nhiệm vụ và không bao giờ trở về.

The Americans – họ đã chiến đấu vì tổ quốc (p.2)

Bối cảnh trong phim là đầu thập niên ’80 của TK20 trong không khí căng thẳng của Chiến tranh lạnh (Cold War), đã là 20 năm sau khi hai điệp viên KGB đặt chân lên nước Mỹ. Khi tới Mỹ họ đều mới chỉ hơn 20 tuổi, đều đã trải qua một thời kỳ huấn luyện của KGB, dù đóng giả là một cặp vợ chồng nhưng họ vẫn còn là những người xa lạ chỉ mới biết nhau.

Hơn 20 năm sống ở Mỹ họ đã có một vỏ bọc rất chắc chắn (deep cover) trong một hãng du lịch nhỏ, với một gia đình, và hai đứa con. Tất nhiên họ cũng đã thực hiện thành công rất nhiều nhiệm vụ và được tổ chức tin cậy. Họ có thể không sợ chết, có thể rất giỏi nghiệp vụ, nhưng cuộc đời điệp viên của họ có lẽ khó khăn lớn nhất là về tinh thần, cuộc sống cá nhân của họ dù phải chôn sâu nhưng họ không thể quên nó.

Elizabeth trẻ hơn và chỉ còn có mẹ khi rời tổ quốc đến một xứ hoàn toàn xa lạ, thời gian đầu cô cũng gặp nhiều vấn đề về tinh thần. May mắn thay lại gặp Gregory – một thanh niên ra đen cũng tràn đầy lý tưởng cao đẹp – để có thể tin cậy và sống một cuộc sống cá nhân hơn so với người chồng-đồng chí của mình. Hơn cả mong đợi, lại còn chiêu dụ được Gregory làm việc cho KGB 😀

Philip (tên thật là Misha) thậm chí còn phải đánh đổi nhiều hơn nữa, anh có cha mẹ già ở tổ quốc, anh có một mối tình ngắn ngủi với một cô gái khác (Irina) cũng là điệp viên KGB để rồi mỗi người phải đến một nơi xa lạ để sống một cuộc sống khác mà không hẹn ngày gặp lại.

Hơn 20 năm sau Misha mới gặp lại Irina (tới từ Canada) trong một nhiệm vụ ở NYC, cả hai đều đã có gia đình và đã sống một cuộc sống hoàn toàn khác, nhưng họ không thể quên cuộc sống thật của họ hơn 20 năm trước. Irina muốn dừng lại, cô không phản bội tổ quốc mà chỉ muốn biến mất, muốn sống một cuộc sống bình thường, và có Misha trong cuộc sống đó.

Nhưng Misha nay đã là Philip và có một gia đình mà đến giờ phút này nó quan trọng với anh như một gia đình thực sự, dù anh vẫn còn khó chịu vì Elizabeth – người vợ và đồng chí của anh – đã không tin tưởng anh hoàn toàn. Misha đã từ chối ra đi cùng Irina và chắc sẽ không bao giờ gặp lại cô ấy nữa.

Dù có những giây phút yếu đuối, dù có những lúc giao động, thậm chí bất bình khi bị tổ chức nghi ngờ lòng trung thành của mình nhưng sau cùng những điệp viên Cộng sản luôn được khắc hoạ là những con người chấp nhận hi sinh tất cả vì lý tưởng. Không phải lúc nào họ cũng sẵn sàng vì điều đó, nhưng khi phải chọn thì họ chấp nhận, họ chiến đấu vì tổ quốc.

The Americans – hay từ tập đầu tiên (p.1)

Bộ phim bắt đầu với một tình huống gay cấn, ba điệp viên KGG gài bẫy và bắt cóc một điệp viên KGB (Nikolai Timoshev) đã hợp tác với FBI và được trả 3 triệu dollar. Do ở phút chót kẻ sắp bị bắt cóc với kinh nghiệm của mình đã cảm thấy có một cái bẫy nên kế hoạch bắt cóc đổ bể: mất nhiều thời gian hơn cho màn đuổi bắt, một kẻ bắt cóc bị đâm trọng thương và chết trong bệnh viện, kẻ bị bắt cóc không kịp lên tàu để về tổ quốc chịu tội phản bội.

Hai kẻ bắt cóc còn lại tên là Elizabeth và Philip, họ là một cặp vợ chồng và có hai đứa con, có một ngôi nhà như hàng triệu gia đình người Mỹ khác. Họ đều là người Liên Xô và đã đến Mỹ năm 1965, họ không phải là vợ chồng thật, họ là điệp viên KGB.

Trong lúc chưa biết xử lý thế nào, kẻ phản bội đã bị bắt cóc tạm thời bị nhốt trong cốp xe trong garage. Thật trùng hợp, ngày hôm sau họ có một hàng xóm mới và người chồng trong gia đình (Stan) mới chuyển tới đó lại là một nhân viên chống phản gián của FBI 🙂

Tình thế trở nên nguy hiểm hơn và Philip tỏ ra giao động khi biết rằng nếu nộp lại kẻ bị bắt cóc kia cho FBI thì sẽ được 3 triệu dollar của kẻ đó vì đã tha mạng, và thêm 3 triệu dollar nữa do FBI trả. Một số tiền rất lớn và họ có thể thay đổi cuộc sống hoàn toàn, Philip nghĩ rằng anh ta đã cống hiến đủ cho tổ quốc và giờ muốn có một cuộc sống mới, một cuộc sống thật như những người Mỹ. Tất nhiên “vợ” anh ta, và chắc chắn là các đồng chí của anh ta ở đất mẹ xa xôi, đã coi anh ta bị Mỹ hoá, bị thoái hoá đạo đức người và xa rời lý tưởng XHCN, và trở thành kẻ phản bội.

Elizabeth muốn giết kẻ phản bội để trả thù riêng. Philip muốn hợp tác với FBI và cuối cùng quyết định tự thực hiện một mình. Hai người bất đồng và Elizabeth muốn tự tay giết kẻ phản bội nhưng phút cuối đã từ bỏ ý định đó (sau khi đánh nhau một hồi) khi đại uý Teshimov cho biết rằng anh ta không muốn hurt (rape) Elizabeth trong một buổi training năm xưa, và đấy chỉ là it was a part of the job, a perk. Nhưng sau khi biết sự thật đó Philip đã giết Timoshev.

Và sau đó hai người trở thành vợ chồng thật sự chứ không còn chỉ đóng vai ;). Đóng vai vợ chồng có lẽ là những vai diễn khó khăn nhất với các điệp viên, mà không chỉ với các cặp điệp viên cộng sản dù chúng ta thường gặp nhiều hơn. Trong một bộ phim mà tôi quên tên, bối cảnh ở Tây Ban Nha thời chiến tranh lạnh, cũng có một cặp điệp viên CIA đóng vai vợ chồng giả 😀

The Americans

Fauda 3: Teamwork là thứ quan trọng đầu tiên trong một team

Seasson 3, episode 9 là tập buồn nhất đối với tôi, và chắc với nhiều người xem khác. Avihai, người đầu tiên trong nhóm chống khủng bố đã ngã xuống sau nhiều trận đánh. Oái oăm thay anh không bị hạ bởi vô số tay súng Hamas mà là bởi Bashar, một thanh niên Palestine cũng lần đầu tiên bắn súng, trong một pha lộn xộn.

Avihai chết là bởi lỗi tại Doron, thêm một lần nữa đã không hành động cùng team. Khi bạn làm một công việc cực kỳ nguy hiểm là thành viên của một nhóm đặc biệt chống khủng bố thì teamwork là thứ bạn phải tuân thủ hàng đầu, bất kỳ một “sáng tạo” nào ngoài kế hoạch hoặc không theo lệnh đội trưởng cũng có thể phải trả giá bằng mạng sống của chính bạn, hoặc tệ hơn là mạng sống của đồng đội của bạn – người chết vì lỗi của bạn.

Doron là một thành viên kỳ cựu nhất trong nhóm, một người giỏi nhất, nhưng anh cũng khá vô kỷ luật và đã rất nhiều lần tự ý hành động, đã gây ra nhiều rắc rối, và sai lầm lớn nhất là đã gây ra cái chết của Avihai. Nếu Avihai – một người đàn ông đẹp trai, luôn bình tĩnh nhất nhóm, một vợ hai con, đã rất dằn vặt và sẵn sàng ra toà (dù được các sếp bênh) vì đã bắn chết nhầm một người lính Israel trong một trận đánh (anh này hay làm snipper). Thì Doron xứng đáng phải ra toà, bỏ tù, vì làm chết Avihai.

Nếu tôi là Doron tôi sẽ bắn vỡ đầu thằng nhóc Bashar ngay lập tức, dù bất kỳ lý do gì một thằng nhóc Palestine đã bắt cóc 2 người Israel và giờ muốn giết cả tôi lại có thể làm tôi chần chừ 1 giây khi nó đang chĩa súng vào một đồng đội vào sinh ra tử nhiều lần của tôi. Không cần 1 giây nào để thuyết phục cả.

Doron đã lãng phí thời gian. Doron đã không nghe lệnh đội trưởng Eli khi bỏ lại đồng đội bắn nhau với quân Hamas mà đuổi theo thằng nhóc Bashar định cứu sống nó. Doron đã không teamwork. Và Doron đã làm điều đó khi họ đang ở trong hang ổ của Hamas – Gaza, và khắp nơi đang báo động.

Eli đáng lẽ đã phải cho Doron ra khỏi nhóm từ lỗi lần trước. Một thành viên không teamwork tốt là một mối nguy hiểm cho đồng đội. Giống như có lần Avihai đã nói với Nurit khi thấy cô này sốc khi mới tham chiến rằng nếu không chịu được thì tốt nhất là đừng tham gia, vì sẽ gây nguy hiểm cho đồng đội.

Season 3, episode 12: không ai biết trước một sai lầm sẽ dẫn tới những hậu quả thế nào, sai lầm của Doron khi cứ muốn cứu sống Bashar đã trả giá bằng mạng sống của đồng đội Avihai, và tiếp sau đó là của cô gái vô tội Yasaaf, suýt nữa là cả Gabi. Khi người Palestine (theo Hamas) và người Israel đã thù hận nhau tới mức “eye pay by eye, tooth pay by tooth” thì nếu đã lỡ có ân oán sẽ không có cách nào hoà bình trở lại nữa. Khi bên này đã gây ra oán thù và bên kia quyết tâm trả thù thì cách duy nhất để trừ hậu hoạ chỉ còn là dứt điểm tất cả đối phương khi có thể. Doron đã ảo tưởng về khả năng thuyết phục, lần nào cũng là một ai đó chết. Bashar từ một thằng nhóc bình thường đã giết một người lính chống khủng bố, và khi đã trở thành kẻ giết người thì nó dám giết cả thủ lĩnh Abu Mohamed khét tiếng. Nó dám liều lĩnh trở lại Israel để giết những người khác dù nơi đó còn mẹ và em gái nó là con tin, trong khi đến như Abu Mohamed không đội trời chung với Israel mà còn phải chịu đầu hàng vì mạng sống của con gái.

Fauda 2: Ai còn ai mất?

Ai còn ai mất? Vụ khủng bố bằng bom hoá học cuối cùng đổ bể vào phút chót do Doron bị lộ chân tướng một cách lãng xẹt, tuy nhiên sau đó người hùng khủng bố Abu Ahmad – mục tiêu bị trượt nhiều lần – cuối cùng đã bị tiêu diệt, nhưng là bởi đàn em thân cận Walid. Walid bị dồn vào thế chân tưởng buộc phải hạ sát đàn anh là để cứu mạng Shirin, cô bác sỹ họ hàng mà chú này thích. Cũng cần phải nói là Abu Ahmed có một người vợ đẹp, người Arab nhưng sinh ra ở Đức, và hai đứa con. Dù là những kẻ khủng bố, sẵn sàng giết người dân Israel không gớm tay, nhưng tất cả chúng đều có một gia đình để lo lắng và gia đình, mối quan hệ họ hàng là rất quan trọng. 

Mối thù giữa người Palestine và Israel thật lớn, lớn tới mức cô bác sỹ Shirin đã chấm dứt ngay mối tình với Doron sau khi phát hiện đấy là một Jewist, để nhận lời lấy Walid người mà trước đó cô ta đã từ chối cưới vì đâu có yêu thương gì.

Máu đòi nợ máu, và nhiều khi mang tính trả thù giữa cả hai phía, và thế là hai bên cứ đánh nhau dai dẳng mãi không có hồi kết. Em trai của Abu Ahmad bị bắn chết tại đám cưới của mình, dù ngoài dự tính của Israel; Abu Ahmad bắt được Boaz (một thành viên trẻ của nhóm chống khủng bố) và cho nổ tung để trả thù cho em; Doron cũng cho nổ tung Sheikh Abu Nadil để trả thù cho đồng đội; Nadil – con trai của Sheikh – trở về từ Syria và cho nổ tung xe jeep của Col. Moreno – chỉ huy của đơn vị chống khủng bố – một mất mát lớn cho Israel; Nadil behead bố của Doron – chính thức đánh dấu sự hiện diện của IS ở Palestine; Walid bị bắt và bị đội chống khủng bố xử tử trái luật để trả thù cho Boaz và cả bố của Doron; Samir, em của Nadil, thiệt mạng oan trong một lần Israel vây bắt Nadil; Doron và con trai bị Nadil bắt cóc và chút nữa là bị behead tuy nhiên tình huống căng thẳng nhất của session 2 đã được hoá giải vào phút chót và Nadil mất mạng.

Không phải cứ người Palestine và Israel là ai cũng bắn nhau chí chết, phía Palestine có nhiều phe phái và mỗi khi có chuyện thì các bên cũng thường tìm cách dàn xếp để tránh lộn xộn. Hoặc dàn xếp giữa Israel (Secret Service) và Fatah – chính quyền Palestine, hoặc với Hamas. Nếu dàn xếp ổn thì mọi thứ ổn, nếu không ổn thì lính Israel sẽ tiến hành các chiến dịch bắt bớ và các phe phái Palestine sẽ gặp nhiều rắc rối.

Hamas là một tổ chức khủng bố lớn nhưng lỏng lẻo, các thủ lĩnh các nhóm chiến đấu nhỏ như Abu Ahmad, hay Nadil vẫn cứ làm trái đường lối chung và tự thực hiện các vụ khủng bố theo ý mình và gây ra các rắc rối mà lãnh đạo Hamas không mong muốn. Làm gì cũng cần tiền, các nhóm khủng bố cần tiền nuôi quân, người dân Palestine tham gia phong trào phản kháng gì đó cũng được trả tiền, đánh bom tự sát (Shahid) cũng được trả tiền và bảo đảm cuộc sống cho gia đình để lại,… Israel mà chặn được hết tiền tài trợ thì khỏi lo khủng bố gì hết 😀

Các lực lượng ngầm của Israel cũng không ngần ngại thực hiện các việc như bắt cóc thân nhân của những kẻ khủng bố để gây áp lực, để trao đổi, hoặc đe doạ gây ra hậu quả xấu cho họ nếu kẻ khủng bố gây thiệt hại cho người phía Israel.

Fauda, phim về cuộc chiến chống khủng bố của Israel

Netflix phim lẻ thì không hấp dẫn lắm nhưng TV series thì lại có nhiều cái hay, mới tìm ra Fauda, xem vài hôm nay.

Phim về một nhóm chống khủng bố của Israel, nói chung là đặc nhiệm cứ phát hiện ra chú khủng bố Hamas nào là lên đường tiêu diệt. Mà phim Israel rất hay, mấy sếp rất đời thường và cũng có những éo le của cuộc sống riêng như captain Gabi bỏ vợ và nuôi tới 5 đứa con 😃. Mấy ông này cũng giỏi thuyết phục thân nhân kẻ địch.

Abu Ahmed – một chiến sỹ Hamas dũng cảm, một anh hùng đối với dân Palestine và tất nhiên là một tên khủng bố nguy hiểm đối với Israel – là một chiến sỹ cách mạng điển hình, sống chui lủi trong các xó xỉnh và chỉ huy các vụ khủng bố, sắt đá và máu lạnh giết không biết bao nhiêu người Israel lẫn những ai bị cho là phản bội. Nếu vì việc lớn thì sẽ hi sinh luôn cả người thân, gia đình của chú đệ tử thân thiết nhất, và cả chú đệ tử đó luôn, anh ấy nói với đệ tử như vậy 😃

Walid – thanh niên Arab 20 tuổi đẹp trai, trông hiền lành và thông minh nhưng là tay chân thân tín của một tên khủng bố nguy hiểm, tham gia thực hiện mọi vụ khủng bố của đàn anh. Đáng ra thằng nhóc Palestine đó sẽ phải là một sinh viên, nhưng nó lại luôn giắt súng sau lưng và được rèn luyện để cũng trở thành một thủ lĩnh khủng bố.

Nhân vật chính Doron – một chiến binh chống khủng bố, chính ra tôi lại không chú ý mấy 😃. Sắp xem tới một vụ khủng bố bằng khí độc, chưa biết ai còn ai mất, vì đang xem thì tai nghe hết pin 😃

Fauda

Tehran: phim về một vố đau của Mossad

Tehran có lẽ là bộ phim hay nhất trong số hiếm hoi các bộ phim đáng xem trên Apple TV+ (riêng trong vụ streaming movie này thì không cần đắn đo nói Apple xách dép cho Netflix, lởm khởm từ cái app, đang có 1 year trial thì coi chứ không tìm được lý do gì để trả tiền xem).

Phim này có một số điều mới lạ mà số đông chúng ta có thể không quen: bối cảnh phim chủ yếu ở Iran, phần ít hơn ở Israel, và nội dung là an ninh 2 nước thù địch này oánh nhau, phim do Israel làm (chứ không phải Mỹ :D), và có rất nhiều bất ngờ nhỏ suốt phim 🙂

Nhưng cái thú vị nhất là, trái với cách làm phim “chính thống” của thế giới này, trái với số đông người xem nghĩ, sau rất nhiều nỗ lực để nhất định hoàn thành nhiệm vụ thì cuối cùng Mossad nổi tiếng lại bất ngờ bị an ninh Iran chơi cho một vố đau 😀

Giờ tôi mới biết là có Israel (ngoài Đức tôi đã biết) là những nơi thích/dám lu loa lên nhận mình thất bại (dù chỉ là phim ảnh), người Mỹ sẽ không thể chấp nhận làm phim mà mình lại thất bại, ở các nước luôn chỉ “đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác” thì chắc dẹp tiệm cả hãng phim luôn, còn ở Iran mà làm phim kiểu này chắc… bị treo cổ.  Ngay người Israel còn khen mới vui chứ 😀

I made coffee through Desert Storm

Just kidding :), I have never experienced a desert storm. You should recognize this quote if you are a fan of the Black Hawk Down movie, which both my son and I like it very much.

I bought this Tescoma coffee maker last week, it is elegant design, small and can serve 4 cups a time, so enough for a coffee drinker. It takes about ten to fifteen minutes to make a big cup of hot black coffee.

Filling the bottom base with fresh water, adding several spoons of ground coffee, then put it of top of an induction cooker. Turning the cooker to heat level 4 or 5 and wait for about 4 minutes. Then you have a pure hot black coffee, I felt that it was bolder than when I made it in traditional way by a coffee filter.

Repost, originally posted at http://timua.blogspot.com/2012/09/i-made-coffee-through-desert-storm.html