Học luật

Con đường học luật dang dở của tôi.

Giáo trình

Phần lớn giáo trình tôi học và đọc thêm là của NXB ĐHQGHN (VNU), các giáo trình này thường có nội dung dài hơn hẳn các giáo trình của các NXB khác, thường khoảng 500 trang; nội dung rất chi tiết và thường hay, hấp dẫn với người học; chất lượng giấy và in ấn tốt; nhược điểm là khó mua và ít các môn học.

Giáo trình Luật Kinh tế, TS. Phạm Duy Nghĩa, 2015

Giáo trình Tư duy Pháp lý, TS. Nguyễn Minh Tuấn và TS. Nguyễn Hoàng Anh, 2020, VNU. Một giáo trình rất hay, cung cấp kiến thức cơ bản về tư duy pháp lý trong việc thực hiện pháp luật, tìm hiểu luật pháp, tìm hiểu đặc điểm giống/khác nhau giữa hai hệ thống Common Law và Civil Law.

Sách

Tài ba của luật sư, Luật sư Nguyễn Ngọc Bích, 2014. Nói ngắn gọn là quyển sách này xoay quanh việc bạn sẽ tư duy thế nào khi làm một luật sư, cách viết của tác giả rất lôi cuốn.

Nhân từ với quỷ dữ: Bàn về công lý và sự cứu chuộc, Bryan Stevenson, 2017 (thực ra cái tựa này không chính xác lắm khi những nhân vật trong sách hầu hết là người da đen bị đối xử bất công và bị kết án oan chứ không phải là quỷ dữ, tựa gốc là Just Mercy: A Story of Justice and Redemption).

Luật 101: Mọi điều bạn cần biết về pháp luật Hoa Kỳ, Jay M. Feinman, 2012. Quyển sách này được giới thiệu như kiến thức chương trình năm thứ nhất của sinh viên luật nhưng được trình bày dễ hiểu hơn nhiều. Các nội dung bao gồm luật Hiến pháp, quyền tự do, bồi thường thiệt hại, hợp đồng, quyền sở hữu, luật hình sự và tố tụng hình sự, tất cả được diễn giải thông qua vô số vụ án thực tế để minh họa cho các tình huống và quan điểm pháp luật.

Giới thiệu sách

Three books to read during law school, if you are in the mood to glance over anything but another case on Civil Procedure, here are the top three books to read while in law school. They give you perspective, insight, and most importantly: a break from studying.

Phim

Vì tôi chưa từng thấy phim về nghề luật, về các phiên tòa (nói chung là legal movies) được giới thiệu hay đánh giá cao nào ngoài phim Mỹ thế nên danh sách phim yêu thích ở đây cũng chỉ toàn phim Mỹ (và do đó nếu chỉ xem phim thì có khi chúng ta rành luật Mỹ và tòa án Mỹ hơn là ở Việt Nam :P). Phim sắp xếp theo năm sản xuất.

The People vs. Larry Flynt (1996), phim xoay quanh một loạt các vụ kiện liên quan tới quyền tự do ngôn luận (freedom of speech) Larry Flynt – ông chủ tạp chí Hustler. Trong phiên tòa đầu tiên, Alan Isaacman – luật sư của Larry – đã nói trước bồi thẩm đoàn rằng anh không thuyết phục mọi người thích việc Larry làm (xuất bản tạp chí Hustler), anh cũng không thích điều đó, nhưng họ đang sống trong một đất nước tự do nên chính quyền không thể cấm tạp chí này và mọi người có quyền lựa chọn đọc tạp chí này hay vứt nó vào sọt rác.

The Rainmaker (1997), luật sư mới ra trường nên xem để lấy dũng khí buổi ban đầu còn đang bỡ ngỡ với mọi thứ 🙂

TV series

Trial 4 (2020) kéo dài tới 8 episodes xoay quanh một vụ án giết một cảnh sát ở Boston năm 1993. Đây có thể nói là một documentary series dài nhất tôi đã từng xem, rất phức tạp, nó thực sự cho thấy có những vụ án được xét xử bất công thế nào, và con đường đi tìm công lý gian nan như thế nào. Sean Ellis (và một người khác) đã bị buộc tội với các chứng cứ giả tạo và nhân chứng hoàn toàn gian dối, tất cả chỉ vì họ là người da đen và vô tình có mặt không đúng chỗ và không đúng thời điểm ở hiện trường vụ án, và không may nhất là lại rơi vào tay một đám bad cops. Sau 22 năm ngồi tù thì Sean cũng được thả sau bao nhiều năm với vô vàn công sức của luật sư Rosemary Scapicchio thu thập tài liệu để minh oan cho anh. Từ một vụ án giết cảnh sát cuối cùng lộ ra là một đám cảnh sát tham nhũng và sự kỳ thị người da đen có hệ thống ở (sở cảnh sát và văn phòng công tố) Boston. Sean được thả nhưng không được coi là vô tội, và John Mullinger – viên cảnh sát bị bắn chết – lộ ra là một dirty cop nhưng không bao giờ bị lật lại hồ sơ. Công lý không phải lúc nào cũng tìm thấy.

Lịch sử

Trường Đại học Luật Đông Dương: 15 năm tỏa sáng ngắn ngủi

Trường Đại học Luật Đông Dương: Cất cánh trong thời kỳ 1939-1945