Fauda 3: Teamwork là thứ quan trọng đầu tiên trong một team

Seasson 3, episode 9 là tập buồn nhất đối với tôi, và chắc với nhiều người xem khác. Avihai, người đầu tiên trong nhóm chống khủng bố đã ngã xuống sau nhiều trận đánh. Oái oăm thay anh không bị hạ bởi vô số tay súng Hamas mà là bởi Bashar, một thanh niên Palestine cũng lần đầu tiên bắn súng, trong một pha lộn xộn.

Avihai chết là bởi lỗi tại Doron, thêm một lần nữa đã không hành động cùng team. Khi bạn làm một công việc cực kỳ nguy hiểm là thành viên của một nhóm đặc biệt chống khủng bố thì teamwork là thứ bạn phải tuân thủ hàng đầu, bất kỳ một “sáng tạo” nào ngoài kế hoạch hoặc không theo lệnh đội trưởng cũng có thể phải trả giá bằng mạng sống của chính bạn, hoặc tệ hơn là mạng sống của đồng đội của bạn – người chết vì lỗi của bạn.

Doron là một thành viên kỳ cựu nhất trong nhóm, một người giỏi nhất, nhưng anh cũng khá vô kỷ luật và đã rất nhiều lần tự ý hành động, đã gây ra nhiều rắc rối, và sai lầm lớn nhất là đã gây ra cái chết của Avihai. Nếu Avihai – một người đàn ông đẹp trai, luôn bình tĩnh nhất nhóm, một vợ hai con, đã rất dằn vặt và sẵn sàng ra toà (dù được các sếp bênh) vì đã bắn chết nhầm một người lính Israel trong một trận đánh (anh này hay làm snipper). Thì Doron xứng đáng phải ra toà, bỏ tù, vì làm chết Avihai.

Nếu tôi là Doron tôi sẽ bắn vỡ đầu thằng nhóc Bashar ngay lập tức, dù bất kỳ lý do gì một thằng nhóc Palestine đã bắt cóc 2 người Israel và giờ muốn giết cả tôi lại có thể làm tôi chần chừ 1 giây khi nó đang chĩa súng vào một đồng đội vào sinh ra tử nhiều lần của tôi. Không cần 1 giây nào để thuyết phục cả.

Doron đã lãng phí thời gian. Doron đã không nghe lệnh đội trưởng Eli khi bỏ lại đồng đội bắn nhau với quân Hamas mà đuổi theo thằng nhóc Bashar định cứu sống nó. Doron đã không teamwork. Và Doron đã làm điều đó khi họ đang ở trong hang ổ của Hamas – Gaza, và khắp nơi đang báo động.

Eli đáng lẽ đã phải cho Doron ra khỏi nhóm từ lỗi lần trước. Một thành viên không teamwork tốt là một mối nguy hiểm cho đồng đội. Giống như có lần Avihai đã nói với Nurit khi thấy cô này sốc khi mới tham chiến rằng nếu không chịu được thì tốt nhất là đừng tham gia, vì sẽ gây nguy hiểm cho đồng đội.

Season 3, episode 12: không ai biết trước một sai lầm sẽ dẫn tới những hậu quả thế nào, sai lầm của Doron khi cứ muốn cứu sống Bashar đã trả giá bằng mạng sống của đồng đội Avihai, và tiếp sau đó là của cô gái vô tội Yasaaf, suýt nữa là cả Gabi. Khi người Palestine (theo Hamas) và người Israel đã thù hận nhau tới mức “eye pay by eye, tooth pay by tooth” thì nếu đã lỡ có ân oán sẽ không có cách nào hoà bình trở lại nữa. Khi bên này đã gây ra oán thù và bên kia quyết tâm trả thù thì cách duy nhất để trừ hậu hoạ chỉ còn là dứt điểm tất cả đối phương khi có thể. Doron đã ảo tưởng về khả năng thuyết phục, lần nào cũng là một ai đó chết. Bashar từ một thằng nhóc bình thường đã giết một người lính chống khủng bố, và khi đã trở thành kẻ giết người thì nó dám giết cả thủ lĩnh Abu Mohamed khét tiếng. Nó dám liều lĩnh trở lại Israel để giết những người khác dù nơi đó còn mẹ và em gái nó là con tin, trong khi đến như Abu Mohamed không đội trời chung với Israel mà còn phải chịu đầu hàng vì mạng sống của con gái.

Fauda 2: Ai còn ai mất?

Ai còn ai mất? Vụ khủng bố bằng bom hoá học cuối cùng đổ bể vào phút chót do Doron bị lộ chân tướng một cách lãng xẹt, tuy nhiên sau đó người hùng khủng bố Abu Ahmad – mục tiêu bị trượt nhiều lần – cuối cùng đã bị tiêu diệt, nhưng là bởi đàn em thân cận Walid. Walid bị dồn vào thế chân tưởng buộc phải hạ sát đàn anh là để cứu mạng Shirin, cô bác sỹ họ hàng mà chú này thích. Cũng cần phải nói là Abu Ahmed có một người vợ đẹp, người Arab nhưng sinh ra ở Đức, và hai đứa con. Dù là những kẻ khủng bố, sẵn sàng giết người dân Israel không gớm tay, nhưng tất cả chúng đều có một gia đình để lo lắng và gia đình, mối quan hệ họ hàng là rất quan trọng. 

Mối thù giữa người Palestine và Israel thật lớn, lớn tới mức cô bác sỹ Shirin đã chấm dứt ngay mối tình với Doron sau khi phát hiện đấy là một Jewist, để nhận lời lấy Walid người mà trước đó cô ta đã từ chối cưới vì đâu có yêu thương gì.

Máu đòi nợ máu, và nhiều khi mang tính trả thù giữa cả hai phía, và thế là hai bên cứ đánh nhau dai dẳng mãi không có hồi kết. Em trai của Abu Ahmad bị bắn chết tại đám cưới của mình, dù ngoài dự tính của Israel; Abu Ahmad bắt được Boaz (một thành viên trẻ của nhóm chống khủng bố) và cho nổ tung để trả thù cho em; Doron cũng cho nổ tung Sheikh Abu Nadil để trả thù cho đồng đội; Nadil – con trai của Sheikh – trở về từ Syria và cho nổ tung xe jeep của Col. Moreno – chỉ huy của đơn vị chống khủng bố – một mất mát lớn cho Israel; Nadil behead bố của Doron – chính thức đánh dấu sự hiện diện của IS ở Palestine; Walid bị bắt và bị đội chống khủng bố xử tử trái luật để trả thù cho Boaz và cả bố của Doron; Samir, em của Nadil, thiệt mạng oan trong một lần Israel vây bắt Nadil; Doron và con trai bị Nadil bắt cóc và chút nữa là bị behead tuy nhiên tình huống căng thẳng nhất của session 2 đã được hoá giải vào phút chót và Nadil mất mạng.

Không phải cứ người Palestine và Israel là ai cũng bắn nhau chí chết, phía Palestine có nhiều phe phái và mỗi khi có chuyện thì các bên cũng thường tìm cách dàn xếp để tránh lộn xộn. Hoặc dàn xếp giữa Israel (Secret Service) và Fatah – chính quyền Palestine, hoặc với Hamas. Nếu dàn xếp ổn thì mọi thứ ổn, nếu không ổn thì lính Israel sẽ tiến hành các chiến dịch bắt bớ và các phe phái Palestine sẽ gặp nhiều rắc rối.

Hamas là một tổ chức khủng bố lớn nhưng lỏng lẻo, các thủ lĩnh các nhóm chiến đấu nhỏ như Abu Ahmad, hay Nadil vẫn cứ làm trái đường lối chung và tự thực hiện các vụ khủng bố theo ý mình và gây ra các rắc rối mà lãnh đạo Hamas không mong muốn. Làm gì cũng cần tiền, các nhóm khủng bố cần tiền nuôi quân, người dân Palestine tham gia phong trào phản kháng gì đó cũng được trả tiền, đánh bom tự sát (Shahid) cũng được trả tiền và bảo đảm cuộc sống cho gia đình để lại,… Israel mà chặn được hết tiền tài trợ thì khỏi lo khủng bố gì hết 😀

Các lực lượng ngầm của Israel cũng không ngần ngại thực hiện các việc như bắt cóc thân nhân của những kẻ khủng bố để gây áp lực, để trao đổi, hoặc đe doạ gây ra hậu quả xấu cho họ nếu kẻ khủng bố gây thiệt hại cho người phía Israel.

Fauda, phim về cuộc chiến chống khủng bố của Israel

Netflix phim lẻ thì không hấp dẫn lắm nhưng TV series thì lại có nhiều cái hay, mới tìm ra Fauda, xem vài hôm nay.

Phim về một nhóm chống khủng bố của Israel, nói chung là đặc nhiệm cứ phát hiện ra chú khủng bố Hamas nào là lên đường tiêu diệt. Mà phim Israel rất hay, mấy sếp rất đời thường và cũng có những éo le của cuộc sống riêng như captain Gabi bỏ vợ và nuôi tới 5 đứa con 😃. Mấy ông này cũng giỏi thuyết phục thân nhân kẻ địch.

Abu Ahmed – một chiến sỹ Hamas dũng cảm, một anh hùng đối với dân Palestine và tất nhiên là một tên khủng bố nguy hiểm đối với Israel – là một chiến sỹ cách mạng điển hình, sống chui lủi trong các xó xỉnh và chỉ huy các vụ khủng bố, sắt đá và máu lạnh giết không biết bao nhiêu người Israel lẫn những ai bị cho là phản bội. Nếu vì việc lớn thì sẽ hi sinh luôn cả người thân, gia đình của chú đệ tử thân thiết nhất, và cả chú đệ tử đó luôn, anh ấy nói với đệ tử như vậy 😃

Walid – thanh niên Arab 20 tuổi đẹp trai, trông hiền lành và thông minh nhưng là tay chân thân tín của một tên khủng bố nguy hiểm, tham gia thực hiện mọi vụ khủng bố của đàn anh. Đáng ra thằng nhóc Palestine đó sẽ phải là một sinh viên, nhưng nó lại luôn giắt súng sau lưng và được rèn luyện để cũng trở thành một thủ lĩnh khủng bố.

Nhân vật chính Doron – một chiến binh chống khủng bố, chính ra tôi lại không chú ý mấy 😃. Sắp xem tới một vụ khủng bố bằng khí độc, chưa biết ai còn ai mất, vì đang xem thì tai nghe hết pin 😃

Fauda

Đọc sách: Miền đất hứa của tôi (Israel)

Quyển này mua cũng lâu rồi mà chỉ ngó qua, thường là thế, nhiều lúc mua trước vì thấy sách hay giá rẻ, không mua thấy tiếc sợ lỡ rồi không tái bản nữa thì… toi :D, chứ về xếp lại đọc dần chứ đâu đọc hết tất cả được. Tưởng đùa nhưng ít nhất vài quyển sách hay tôi có, vì lý do nào đó đúng là không có thấy tái bản nữa thật.

Đợt vừa rồi Israel và Hamas bắn tên lửa nổ bùm bùm trên đầu mới lại có hứng lôi quyển này ra đọc, tác giả kể lại câu chuyện lịch sử Israel trong vòng 100 năm lại đây theo một cách khác: dựa trên các câu chuyện cuộc đời của rất nhiều người, qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

Khởi đầu là thời điểm năm 1897 giới trung lưu Do thái ở Châu Âu, trong đó có cụ cố của tác giả, chủ trương mua đất Palestine để người Do thái định cư và kết thúc là những năm ’90 của TK20 khi mà Israel và PLO thừa nhận nhau và ký kết hoà bình với Mỹ làm trung gian. Gần 100 năm lịch sử của người Do thái ở vùng đất Palestine được kể lại một cách hấp dẫn, và đặc biệt không phải kể một chiều dù tác giả là người Do thái sinh ra và sống ở Israel.

Tehran: phim về một vố đau của Mossad

Tehran có lẽ là bộ phim hay nhất trong số hiếm hoi các bộ phim đáng xem trên Apple TV+ (riêng trong vụ streaming movie này thì không cần đắn đo nói Apple xách dép cho Netflix, lởm khởm từ cái app, đang có 1 year trial thì coi chứ không tìm được lý do gì để trả tiền xem).

Phim này có một số điều mới lạ mà số đông chúng ta có thể không quen: bối cảnh phim chủ yếu ở Iran, phần ít hơn ở Israel, và nội dung là an ninh 2 nước thù địch này oánh nhau, phim do Israel làm (chứ không phải Mỹ :D), và có rất nhiều bất ngờ nhỏ suốt phim 🙂

Nhưng cái thú vị nhất là, trái với cách làm phim “chính thống” của thế giới này, trái với số đông người xem nghĩ, sau rất nhiều nỗ lực để nhất định hoàn thành nhiệm vụ thì cuối cùng Mossad nổi tiếng lại bất ngờ bị an ninh Iran chơi cho một vố đau 😀

Giờ tôi mới biết là có Israel (ngoài Đức tôi đã biết) là những nơi thích/dám lu loa lên nhận mình thất bại (dù chỉ là phim ảnh), người Mỹ sẽ không thể chấp nhận làm phim mà mình lại thất bại, ở các nước luôn chỉ “đi từ thắng lợi này tới thắng lợi khác” thì chắc dẹp tiệm cả hãng phim luôn, còn ở Iran mà làm phim kiểu này chắc… bị treo cổ.  Ngay người Israel còn khen mới vui chứ 😀