The Americans – sụp đổ từ bên trong (p.5)

Có thể nói season 5 và 6 không hấp dẫn lắm với nhiều nhiệm vụ khá rời rạc, cuộc sống của Philip và Elizabeth trở nên nặng nề hơn khi họ càng ngày càng cảm thấy mệt mỏi hơn vì công việc, nảy sinh nhiều câu hỏi mang tính con người hơn (human being). Chắc chắn là họ không bao giờ phản bội tổ quốc nhưng bỏ cuộc là một lựa chọn được họ nghĩ đến. Dù họ vẫn còn sâu đậm lý tưởng Xô viết nhưng ít nhiều nó đã nhạt nhoà, họ đã quen với cuộc sống Mỹ quá rồi, còn hai đứa con thì Mỹ 100% :). Tổ quốc luôn mở rộng vòng tay đón chờ họ trở về như những anh hùng nhưng họ cũng biết rằng trở về tổ quốc sau hơn 20 năm xa cách với vô số khác biệt không phải là lựa chọn tốt nhất, nên họ cứ chần chừ.

Hơn 20 năm xa cách khiến không biết thực tế xã hội ở tổ quốc họ giờ như thế nào, nhưng Oleg thì hiểu rất rõ. Oleg đã từ bỏ công việc ở đại sứ quán Liên Xô để về làm việc cho KGB ở trong nước sau cái chết của người em trai ở Afghanistan (sếp của Oleg đã ngạc nhiên khi biết em trai Oleg – con một Bộ trưởng – mà cũng phải qua chiến trường Afghanistan, câu trả lời là “ai cũng phải làm nghĩa vụ của mình”). Ở thời điểm 1985-1987 Liên Xô là một hệ thống tham nhũng trừ mỗi KGB như sếp của Oleg đã nói với anh khi anh mới gia nhập bộ phận mới chống tội phạm tham nhũng. Ngược lại, một tình nghi trong đường dây đầu cơ thực phẩm đã nói thẳng vào mặt Oleg và một đồng nghiệp của anh là cả cái nước này khan hiếm và đầu cơ thực phẩm, KGB ngoài cuộc đơn giản chỉ vì họ không cần phải lo lắng về chuyện cái ăn 😀

Philip đã bỏ cuộc và trở thành một travel agent đúng nghĩa, anh mở rộng business của mình nhưng dường như đấy không phải là thứ Philip có thể làm giỏi như làm một spy. Công việc kinh doanh ngày càng tệ. Elizabeth thì vẫn cứng đầu tiếp tục làm spy, sẵn sàng chết vì lý tưởng, và giết nhiều người hơn.

Stan Beeman, counter-intelligence, FBI

Từ season 6 không khí gia đình nhỏ này càng nặng nề, Philip và Elizabeth không còn trao đổi về công việc và dễ hục hoặc với nhau hơn, hành động một mình khiến Elizabeth gặp nhiều khó khăn hơn, Paige đã thực sự tham gia vào hoạt động spy và Henry thì lớn hơn (và thông minh) để thấy gia đình mình đang rất không ổn. Nếu như phim không kết thúc thì tôi không hiểu quan hệ Elizabeth và Paige sẽ như thế nào khi mà họ dường như chỉ còn nói chuyện với nhau về công việc, công việc xen lẫn vào mọi mối quan hệ, mọi việc làm của Paige.

Ngay khi Paige biết cha mẹ mình là Russian spies, và khi pastor Tim biết họ như vậy thì câu hỏi đầu tiên là họ có làm hại ai không? Họ có giết người không? Xa hơn nữa là sau khi đọc một vài quyển sách về gián điệp thì Paige còn thêm câu hỏi là mẹ của cô có sử dụng sex trong công việc của mình không? Philip và Elizabeth đã nói thật nhiều thứ với Paige, những thứ vô hại, còn họ không bao giờ dám nói thực là họ đã giết vô số người vô tội. Họ cũng không bao giờ dám thừa nhận là họ thường xuyên dùng sex để bẫy con mồi. Chỉ vào những phút cuối cùng của bộ phim, trong một con giận dữ vì bị dồn vào ngõ cụt, dù vừa mới thề (swear) xong nhưng Elizabeth đã hét lên rằng sex thì sao? sex thì có cái khỉ gì phải để ý? tổ quốc trên hết 🙂

Thực tế thì dần dần Paige cũng được mở mắt ra, rằng lý tưởng mà cha mẹ cô theo đuổi có thể là cao đẹp nhưng những việc họ phải làm thì rất khác. Sẽ không có gì có thể bào chữa được về mặt đạo đức. Nói cho cùng KGB, hay CIA hay bất cứ một tổ chức gián điệp nào (có cả điệp viên VN trong phim, Tuấn là một kẻ máu lạnh trẻ tuổi) thì cũng đều là những kẻ máu lạnh sẵn sàng làm mọi việc nhân danh vì tổ quốc 😀

Philip thức tỉnh khá sớm so với Elizabeth, anh vốn thông minh và học giỏi nhất trường cơ mà. Philip càng ngày càng trở nên cảm thấy tội lỗi khi phải giết những người vô tội, đặt nhiều câu hỏi hơn về tính đúng đắn của các nhiệm vụ từ cấp trên. Anh vẫn đặt tổ quốc trên hết nhưng nhận ra rằng điều đó không đồng nghĩa với việc làm bất cứ việc gì được yêu cầu, bất kể đúng sai. Elizabeth có vẻ hơi mù quáng và chỉ nhận ra điều đó ở những giờ phút cuối cùng khi cô biết rằng một nhiệm vụ của cô không đúng như những gì cấp trên nói, rằng hành động của cô sẽ bị lợi dụng cho mục đích khác, rằng tổ chức của cô không còn là một tập thể thống nhất, có đúng là “chiến đấu vì tổ quốc” giờ là một câu hỏi 😀

Cuối cùng không thể không nhắc tới Stan Beeman, một FBI agent có tài và luôn hết lòng vì công việc, một người Mỹ yêu nước không thể bàn cãi, và vẫn là một con người (chứ không phải như những điệp viên máu lạnh). Chính là Stan xuyên suốt cả bộ phim đã kiên trì kết nối mọi mắt xích lại (connect the dots) để bàng hoàng nhận ra những người hàng xóm của mình thực sự là ai và nguy hiểm như thế nào. Stan không thể bắt những người đã từng là hàng xóm tốt của mình và đành để họ đi. Cũng là Stan trên tinh thần fair play đã cứu Oleg khỏi bản án phản bội tổ quốc dù có thể đánh đổi bằng mất việc, thậm chí ra toà. Trên khía cạnh human being, Stan đại diện cho nước Mỹ đã thắng 1-0 với Liên Xô đại diện bởi KGB agents 😀

Stan and Reene (Is she a KGB agent too? No one know)

Kết thúc phim (thời điểm 1987) cũng không biết có phải là happy ending hay không, dường như không happy lắm:

Philip và Elizabeth đã chạy thoát về Liên Xô, chào đón họ là Arkady – trùm KGB ở đại sứ quán Liên Xô tại Mỹ và hiện là một nhân vật KGB cao cấp. Tuy nhiên với việc cả ba người này đã tham gia chống lại âm mưu của một nhóm KGB khác và quân đội nhắm vào Gorbachev tại một cuộc họp Xô-Mỹ về giải trừ vũ khí thì có thể đoán rằng họ sẽ không an toàn. Họ có thể sẽ dành phần đời còn lại trong nhà tù của tổ quốc họ 🙂

Henry bị “bỏ rơi” ở Mỹ vì Philip và Elizabeth quyết định là đấy là lựa chọn tốt nhất cho cậu bé. Con của một cặp điệp viên KGB khét tiếng, bơ vơ một mình, Henry sẽ bắt đầu cuộc đời tự lập của mình thế nào? Không ai biết, một may mắn duy nhất là vẫn còn Stan – một người bạn tốt của Henry – một người thực sự quý Henry và biết cậu bé hoàn toàn không liên quan gì về cuộc đời gián điệp của cha mẹ mình.

Paige vào phút cuối cũng trốn ở lại Mỹ, còn thiếu kinh nghiệm, không ai nương tựa và đã hoạt động gián điệp nên nhiều khả năng sẽ sa lưới FBI.

Oleg sẽ dành phần đời còn lại của mình trong nhà tù của Mỹ, bỏ lại vợ con để liều lĩnh quay lại Mỹ vì một nhiệm vụ tình nguyện và anh chấp nhận mất hết nếu thất bại. Gia đình Oleg là một bi kịch, dù là một Bộ trưởng nhưng bố anh đã mất một đứa con trong cuộc chiến vô nghĩa ở Afghanistan và nay mất nốt đứa con còn lại trong một nỗ lực ngăn chặn tình trạng chạy đua vũ trang.

Claudia đại diện cho nhóm KGB của những cựu binh còn sống sót từ thời WW2 và họ sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ nhà nước Xô viết vĩ đại. Cuộc chơi của họ sẽ chỉ dừng lại sau thất bại của cuộc đảo chính năm 1991.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.