Fauda 2: Ai còn ai mất?

Ai còn ai mất? Vụ khủng bố bằng bom hoá học cuối cùng đổ bể vào phút chót do Doron bị lộ chân tướng một cách lãng xẹt, tuy nhiên sau đó người hùng khủng bố Abu Ahmad – mục tiêu bị trượt nhiều lần – cuối cùng đã bị tiêu diệt, nhưng là bởi đàn em thân cận Walid. Walid bị dồn vào thế chân tưởng buộc phải hạ sát đàn anh là để cứu mạng Shirin, cô bác sỹ họ hàng mà chú này thích. Cũng cần phải nói là Abu Ahmed có một người vợ đẹp, người Arab nhưng sinh ra ở Đức, và hai đứa con. Dù là những kẻ khủng bố, sẵn sàng giết người dân Israel không gớm tay, nhưng tất cả chúng đều có một gia đình để lo lắng và gia đình, mối quan hệ họ hàng là rất quan trọng. 

Mối thù giữa người Palestine và Israel thật lớn, lớn tới mức cô bác sỹ Shirin đã chấm dứt ngay mối tình với Doron sau khi phát hiện đấy là một Jewist, để nhận lời lấy Walid người mà trước đó cô ta đã từ chối cưới vì đâu có yêu thương gì.

Máu đòi nợ máu, và nhiều khi mang tính trả thù giữa cả hai phía, và thế là hai bên cứ đánh nhau dai dẳng mãi không có hồi kết. Em trai của Abu Ahmad bị bắn chết tại đám cưới của mình, dù ngoài dự tính của Israel; Abu Ahmad bắt được Boaz (một thành viên trẻ của nhóm chống khủng bố) và cho nổ tung để trả thù cho em; Doron cũng cho nổ tung Sheikh Abu Nadil để trả thù cho đồng đội; Nadil – con trai của Sheikh – trở về từ Syria và cho nổ tung xe jeep của Col. Moreno – chỉ huy của đơn vị chống khủng bố – một mất mát lớn cho Israel; Nadil behead bố của Doron – chính thức đánh dấu sự hiện diện của IS ở Palestine; Walid bị bắt và bị đội chống khủng bố xử tử trái luật để trả thù cho Boaz và cả bố của Doron; Samir, em của Nadil, thiệt mạng oan trong một lần Israel vây bắt Nadil; Doron và con trai bị Nadil bắt cóc và chút nữa là bị behead tuy nhiên tình huống căng thẳng nhất của session 2 đã được hoá giải vào phút chót và Nadil mất mạng.

Không phải cứ người Palestine và Israel là ai cũng bắn nhau chí chết, phía Palestine có nhiều phe phái và mỗi khi có chuyện thì các bên cũng thường tìm cách dàn xếp để tránh lộn xộn. Hoặc dàn xếp giữa Israel (Secret Service) và Fatah – chính quyền Palestine, hoặc với Hamas. Nếu dàn xếp ổn thì mọi thứ ổn, nếu không ổn thì lính Israel sẽ tiến hành các chiến dịch bắt bớ và các phe phái Palestine sẽ gặp nhiều rắc rối.

Hamas là một tổ chức khủng bố lớn nhưng lỏng lẻo, các thủ lĩnh các nhóm chiến đấu nhỏ như Abu Ahmad, hay Nadil vẫn cứ làm trái đường lối chung và tự thực hiện các vụ khủng bố theo ý mình và gây ra các rắc rối mà lãnh đạo Hamas không mong muốn. Làm gì cũng cần tiền, các nhóm khủng bố cần tiền nuôi quân, người dân Palestine tham gia phong trào phản kháng gì đó cũng được trả tiền, đánh bom tự sát (Shahid) cũng được trả tiền và bảo đảm cuộc sống cho gia đình để lại,… Israel mà chặn được hết tiền tài trợ thì khỏi lo khủng bố gì hết 😀

Các lực lượng ngầm của Israel cũng không ngần ngại thực hiện các việc như bắt cóc thân nhân của những kẻ khủng bố để gây áp lực, để trao đổi, hoặc đe doạ gây ra hậu quả xấu cho họ nếu kẻ khủng bố gây thiệt hại cho người phía Israel.

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.